
Trong quá trình sản xuất một số máy móc được dùng để lắp ráp các phần thân trên của của các bộ LEGO nhỏ. Phần đầu của các con LEGO này phải được đảm bảo hướng mặt về phía trước khi nó được lắp vào thân. Nếu sử dụng công nghệ cảm biến hiện tại thì các kỹ sư sẽ gặp phải một số vấn đề cần giải quyết khi đưa vào các loại đầu trong suốt và mờ. Các giải pháp của hệ thống hình ảnh cung cấp được một giải pháp trên một máy nhưng nó lại làm chậm quá trình sản xuất. Cuối cùng thì loại sensor màu mã hiệu E3MC RGB của Omron cũng đã đưa ra được một giải pháp tối ưu. Loại cảm biến này rất đáng tin cậy, có thể theo kịp được các chu kỳ thời gian của máy và tiết kiệm chi phí hơn các máy hình ảnh.
Loại sensor này của Omron cũng rất dễ lắp đặt, tính chỉnh và đặt được độ nhạy ngưỡng để phân biệt chính xác sự khác nhau về màu sắc. Cảm biến này cũng giúp cho các kỹ sư của hãng LEGO dễ dàng thích nghi và đáp ứng được các ứng dụng khác của các sản phẩm mới vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.
Tự động hoá trong ngành dệt (Omron France)
Một trong những nhà sản xuất quần tất hàng đầu của Pháp đã lắp đặt hệ thống DeviceNet fieldbus của Omron để hiện đại hoá nhà máy và đã tiết kiệm được cả thời gian lẫn chi phí.
Công ty WELL hàng năm sản xuất được 63 triệu đôi quần tất tại nhà máy đặt tại Le Vigan (miền Nam nước Pháp) vừa mới hoàn thành quá trình hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Dự án này được phối hợp thực hiện với Công ty Alef chuyên về lĩnh vực tự động hoá ngành dệt.
Nhiệm vụ đặt ra là phải giảm thuốc nhuộm, chất làm mềm vải, thuốc tẩy và các chất phụ trợ khác nhờ đó có thể làm giảm các chất thải ra do quá trình trộn các hoá chất không chính xác và không thích hợp, đồng thời phải hạn chế được sự can thiệp bằng tay vào quá trình sản xuất và tiết kiệm được chi phí.
Công đoạn sản xuất bao gồm: dệt các đôi tất quần, nhuộm và giặt mỗi mẻ khoảng 200 đôi, cho vào máy vắt và cuối cùng làm khô sản phẩm. Các máy khác nhau được đặt trong khu vực sản xuất để giảm số lần vận hành bằng tay giữa các công đoạn và hệ thống điều khiển kiểm soát quá trình sản xuất.
Hệ thống này dùng một máy tính để kiểm soát các công thức lệnh, một máy tính thứ hai xử lý các công thức này và một PLC truyền các công thức lệnh này tới máy móc sản xuất. PLC này truyền tin tới 4 panel điều khiển và các panel này nối với các đầu vào/ra. PLC có khả năng xử lý gần 300 tín hiệu riêng biệt trong mỗi chu kỳ sản xuất.
Các kỹ sư đã quyết định dùng DeviceNet fieldbus do Omron sản xuất để kết nối với PLC. Giải pháp này giảm được số dây nối, được dùng cho tất cả các tín hiệu và cấp nguồn cho các mạch điện tử của các bộ vào/ra. Một ưu điểm nữa của hệ thống Fieldbus “mở” là nó cho phép kết nối trực tiếp giữa các thiết bị với nhau như các PLC của Omron, các van hơi điện của hãng Burkett và động cơ của các hãng khác.
Người ta tính được rằng 80% tỷ lệ tiết kiệm được là ở chi phí vật liệu và thời gian lắp đặt cần thiết khi nối dây và bảo dưỡng. Nhờ áp dụng công nghệ mới mà người ta đã tiết kiệm được khoảng 40-50% lượng thuốc nhuộm, giảm 50% các thao tác bằng tay. Người ta tính được tổng chi phí cho chương trình hiện đại hoá dây chuyền sản xuất này sẽ được bù lại sau 6 tháng sản xuất.
[Theo Hiện Đại Hóa]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét